Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Định nghĩa gãy trật Monteggia? Phân loạitheo Bado?

Định nghĩa gãy trật Monteggia? Phân loạitheo Bado?

Định nghĩa
Gãy Monteggia là gãy thânxương trụ kèm theo trật chỏm quay. Thường xảy ra ở người lớn, đưa cẳng tay lên khi bị đánh “Tư thế đỡ đòn” hoặc té cẳng tay đập vào 1 góc cạnh, gãy xương trụ mở góc ra sau đẩy chỏm quay trật ra trước.Ở trẻ em thì thường do té chống tay tư thế sấp mà khuỷu thì duỗi quá mức.
 
1. Đặc điểm 
Gãy 1/3 trên xương trụ kèm trật khớp quay-trụ trên (do đứt dây chằng vòng) được Monteggia giới thiệu lần đầu tiên tại Milan vào 1814. Trong việc điều trị nếu đến muộn thường khó nắn. Bó bột lâu ngày thường bị cứng khớp khuỷu, nếu cố định không vững chắc, cho tập sớm khớp dễ bị trật lại và có nhiều nguy cơ khớp giả xương trụ. 
Hình 21.6: Phân loại gãy Monteggia của Bado 
 

2. Nguyên nhân và cơ chế 
Gãy trật Monteggia có cơ chế vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Xương trụ gãy do lực tác động trực tiếp, xương quay trật do lực gián tiếp. Nguyên nhân thường thấy do bệnh nhận bị đánh trực tiếp vào cẳng tay và đưa tay lên đỡ. Tương tự cũng có thể do té đập cẳng tay vào bờ đất cứng ở tư thế gập khuỷu. 

3.Phân loại theo bado có 4kiểu:
Phân độ của Bado: gồm 4 type 
− Chỏm quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc ra trước, chiếm 60% trường hợp 
− Chỏm quay trật ra sau hoặc sau ngoài, xương trụ gãy gập góc ra trước. Chiếm 15%. 
− Chỏm quay trật ra ngoài hoặc trước ngoài, gãy vùng hành xương ở đầu trên của xương trụ. Chiếm 20%. 
− Chỏm quay trật ra trước kèm gãy thân cả hai xương quay và trụ Hoặc có thể chia gãy Monteggia thành 2 thể: 
*Thể ưỡn: chỏm xương quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc mở ra sau. (hay gặp). 
* Thể gấp: chỏm xương quay trật ra sau, xương trụ gãy gập góc mở ra trước. (ít gặp).
Hình 21.7: Gãy Monteggia 

4. Chẩn đoán: dựa vào
a. Cơ chế chấn thương 
b. Triệu chứng lâm sàng 
Tìm các triệu chứng để chứng tỏ có gãy xương trụ và trật khớp quay trụ trên. 
−Dấu hiệu gãy xương trụ: 
+ Sưng đau 1/3 trên xương trụ 
+ Biến dạng gập góc mở ra sau (thể ưỡn) hoặc mở ra trước (thể gập) đôi khi chỉ thấy biến dạng khi sờ dọc 1/3 trên xương trụ. 
Dấu hiệu trật khớp quay-trụ trên: thể hiện qua trật khớp cánh tay-quay hay trật chỏm quay: chỏm quay không còn ở vị trí bình thường (ở trước mỏm trên lồi cầu khi khuỷu gập và dưới mỏm này khi khuỷu duỗi). Bệnh nhân bị hạn chế sấp ngửa cẳng tay. 
c. X-Quang 
Phim X-quang xác định có gãy xương trụ 1/3 trên và trật chỏm xương quay (mất khe khớp cánh tay - quay, cái chấm của chữ i (lồi cầu) không có nằm ngay đỉnh của chữ i (chỏm xương quay) 

5. Điều trị 
Có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật: 

a. Bảo tồn 
Nắn bó bột cánh-cẳng-bàn tay: 
−Dùng trong các gãy mới. 
−Nắn như nắn gãy hai xương cẳng tay. Cần đặc biệt chú ý nắn hết di lệch chồng của xương trụ thì chỏm xương quay mới có thể vào được. Khi nắn đo chiều dài xương trụ đến khi hết di lệch chồng sẽ nắn đẩy chỏm quay vào. Sau khi nắn, cho khuỷu gập tối đa, kiểm tra lại vị trí chỏm xương quay, sau đó bó bột cánh - bàn tay khuỷu gập 900 cẳng tay để ngửa, giữ bột 3 tuần, nếu chỏm quay không bị trật lại giữ bột thêm 3-5 tuần nữa tư thế căng tay trung tính. 

b.Phẫu thuật 
Nếu nắn không vào nên mổ sớm để đặt lại khớp và kết hợp xương trụ. 
Xương trụ gãy sẽ được cố định bằng đinh Rush (nếu gãy ngang) hoặc bằng nép vis (nếu gãy chéo hoặc nhiều mảnh). 
Chỏm quay nắn vào nếu dễ bị trật lại cần tái tạo dây chằng vòng. 
Trường hợp đến muộn, chỏm quay khó nắn vào (nếu nắn vào cũng dễ gây cứng khớp về sau), nên cắt bỏ chỏm. 
Nếu chỏm quay không dễ dàng bị trật lại thì sau mổ nên cho bệnh nhân tập vận động sớm để tránh hạn chế sấp ngửa. 

6. Dự hậu và biến chứng 
Nếu nắn vào tốt, bệnh nhân sẽ lấy lại được chức năng vận động. Tuy nhiên cũng hay gặp nhiều biến chứng sớm: 
−Cal lệch, khớp giả xương trụ. 
−Chỏm xương quay còn di lệch, bệnh nhân bị mất chức năng sấp ngửa cẳng tay và không gặp khuỷu tối đa được. 
−Cứng khớp khuỷu; do nhiều nguyên nhân làm cốt hoá quanh khớp như nắn thô bạo, đắp thuốc... 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét