Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Nguyên nhân và cách chữa chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ

Những người lớn trong nhà vẫn khuyên bạn nên thường xuyên nắn, kéo chân cho bé sơ sinh vì tin rằng điều này sẽ giúp chân của bé thẳng ra và không bị vòng kiềng, nhất là khi trẻ lại là một bé gái.



chân vòng kiềng 1.jpg 
Chân vòng kiềng chẳng những ảnh hưởng thẩm mỹ hình thể mà còn khiến trẻ bị thoái hóa gối sớm.



Chân vòng kiềng chẳng những ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của dáng đi và vẻ đẹp hình thể nói chung mà trong các trường hợp nặng còn có thể khiến trẻ bị thoái hóa sớm do hỏng khớp gối. Vậy do đâu trẻ lại bị chân vòng kiềng và liệu những giải pháp nắn, kéo được lưu truyền trong dân gian từ lâu có mang lại hiệu quả đáng kể?
  

Khi nào trẻ được coi là bị chân vòng kiềng

Bạn có thể bằng mắt thường để nhận biết chân vòng kiềng ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Ở chân của người bình thường khung xương chân sẽ thẳng song song, đầu gối và mắt cá chân bên trong sẽ thẳng khít lại mỗi khi khép.

  

chân vòng kiềng 2.jpg 

Các kiểu chân vòng kiềng (trái và phải) so với chân bình thường (giữa).​ 



Ngược lại, người có chân bị vòng kiềng khi khép chân lại, phần khớp ở đầu gối sẽ bị lệch vào trong và làm cho đôi chân không thể thẳng song song. Một dạng vòng kiềng khác là khớp gối vẫn thẳng khít như thường nhưng khung xương cẳng chân lại cong theo vòng cung hướng về mặt sau hoặc cong theo hai bên ngoài tạo thành khoảng giữa khe chừng 1,5 cm. Các giới chuyên môn chia chân vòng kiềng thành hai kiểu: chữ X và chữ O.

Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng

- Nguyên nhân căn bản nhất thường gặp ở trẻ nhỏ là do sự thiếu hụt vitamin D. Khi trọng lượng của trẻ ngày một tăng, lượng vitamin D không đủ sẽ dẫn đến sự biến dạng của khung xương. Trong trường hợp nặng, ngoài vòng kiềng, trẻ còn có khả năng bị vẹo cột sống. 

chân vòng kiềng 5.jpg 
Trẻ tập đi quá sớm có thể dẫn đến tật chân vòng kiềng.


- Không ít bố mẹ nóng lòng muốn thấy con đứng vững đã tập tành cho bé đứng hoặc đi quá sớm. Khi hệ xương chưa đủ vững đã phải chịu một áp lực lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể nó sẽ bị biến dạng. Mặt khác, khi phải cố gắng di chuyển bàn chân theo phương của trục đi, bé sẽ ráng sức sử dụng bàn chân quá mức. Hậu quả là xương ống chân phần chịu tác động nhiều và xấu nhất sẽ xuất hiện vòng kiềng.

- Những tư thế ẵm bồng cắp ngang hông hoặc bồng trước ngực với phần chân quặp vào bụng trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng.

- Ngoài ra, những trẻ bị béo phì, có cân nặng vượt mức cũng khiến đôi cẳng chân bị biến dạng xấu xí.

Cách chữa chân vòng kiềng cho trẻ

chân vòng kiềng3.jpg
Hầu hết trẻ nhỏ dưới 6 tháng đều có phần chân hơi cong do tư thế tạo thành từ trong bụng mẹ.

- Hầu hết các trẻ nhỏ dưới 6 tháng đều có phần chân hơi cong do tư thế tạo thành từ trong bụng mẹ. Phần lớn, khi được 1 tuổi, các vận động đi đứng đã trở nên thuần thục, chân các trẻ sẽ tự động điều chỉnh.


- Nếu bố mẹ thấy hai gối của bé 2-4 tuổi hơi vẹo vào trong một chút thì điều này vẫn hoàn toàn bình thường. Khi đến 4 hoặc 6 tuổi, chân của trẻ sẽ thẳng trục lại. Các trường hợp này đều không cần điều trị.


chân vòng kiềng 4.jpg
Nhân viên y tế tiến hành bó chân cho trẻ bị vòng kiềng.

- Thông thường, các bà mẹ có kinh nghiệm sẽ bắt đầu can thiệp sớm bằng cách uốn nắn chân hoặc dùng vải cố định hai cẳng chân mỗi tối trước lúc ngủ. Sau mỗi sáng, họ tháo gỡ dải vải cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này tốt nhất không nên tùy tiện thực hiện mà cần có sự chỉ dẫn của những nhân viên kỹ thuật y tế.

- Hiện nay, phần lớn đều dùng phương pháp nẹp xương để cố định lại khung xương. Trong trường hợp cần thiết, có sự chỉ định của các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sắp lại xương.

Phòng chân vòng kiềng cho con

chân vòng kiềng6.jpg
Cho con bú sữa mẹ để đảm bảo đủ dinh dưỡng, giúp trẻ tránh bị vòng kiềng.

- Cho con bú bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng thiếu yếu.

- Khi trẻ đã qua 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao nên cho bé bổ sung thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ bao gồm đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm, béo, vitamin và tinh bột.

- Không nên vì quá nôn nóng muốn thấy con chập chững những bước đi đầu tiên mà ép bé tập đi quá sớm.

- Tránh bồng ẵm con ở tư thế cắp nách ngang hông hoặc quặp trước bụng trong thời gian dài.

- Nếu bé đã được 2 tuổi, nên cho bé thực hiện những động tác thể dục đơn giản như vươn người, chống tay lên hông hoặc các bài tập aerobic cơ bản phù hợp với lứa tuổi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

 BIỂN KHỔ MÊNH MÔNG.QUAY ĐẦU LẠI SẼ ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ.

Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662
 
 

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

NGỒI BẮT CHÉO CHÂN: THÓI QUEN CÓ HẠI!

NGỒI BẮT CHÉO CHÂN: THÓI QUEN CÓ HẠI!

(Dân trí) - Nhiều người ngồi bắt chéo chân do thói quen nhưng có lẽ cũng là vì kiểu ngồi này trông khá quyến rũ. Nhưng thực sự là ngồi bắt chéo chân có thể là nguyên nhân chính gây đau lưng và các bệnh về xương sống.

Kiểu ngồi bắt chéo chân khiến cho khung xương chậu của bạn bị vặn. Nếu bạn ngồi bắt chéo chân với chân phải đặt trên chân trái, phần bên trái của khung xương chậu sẽ chịu quá nhiều sức nặng. Nếu bạn thường xuyên ngồi kiểu này, cuối cùng thì đĩa đệm xương sống sẽ bị nguy hại.
 Ngồi bắt chéo chân có thể khiến dây thần kinh bị bó chặt dẫn đến đau xương sống. Nếu bạn ngồi ở tư thế mà khung xương chậu bị uốn cong, xương sống sẽ bị vặn theo hướng ngược lại để giữ cân bằng cho cơ thể.
 Trong trường hợp xấu nhất, xương sống sẽ tạo thành hình chữ “S” kéo dài. Đồng thời, kiểu ngồi bắt chéo chân cũng có thể gây sưng phồng ở mạch máu, dây chằng, cơ và cản trở lưu thông máu.
Đặc biệt là với phụ nữ, khung xương chậu bị vặn vẹo có thể ảnh hưởng đến dạ con và buồng trứng, thậm chí có thể gây đau trong kỳ kinh hoặc làm rối loạn chu kỳ kinh.

Xuân Vũ
Theo Koreatimes



Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662




Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG



Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662

Hỗ Trợ Kỹ Thuật Viên Bột Địa Phương



Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662