Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG KHI LẠM DỤNG THUỐC KHÁNG SINH

Kháng kháng sinh đang trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu. Các nhà khoa học phương Tây một lần nữa đưa ra cảnh báo về thảm họa kháng kháng sinh. Theo đó, đến năm 2050, sẽ có ít nhất 10 triệu người thiệt mạng mỗi năm bởi những căn bệnh từng chữa trị được do tình trạng hầu hết các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Những ca phẫu thuật đơn giản như mổ đẻ, mổ viêm ruột thừa cũng có thể gây tử vong. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu con người tiếp tục lạm dụng thuốc kháng sinh kể cả khi không cần thiết.
Kháng sinh được bào chế và phân ra làm nhiều loại, nhiều nhóm, mỗi một loại kháng sinh chỉ có hiệu lực đối với một số vi khuẩn nhất định chứ không phải một loại kháng sinh tiêu diệt được hết các vi khuẩn.
Khi sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng trong thời gian bao lâu, hình thức tiêm, truyền, uống, nhỏ (mắt, mũi, tai), đặt (âm đạo, hậu môn…) hay bôi ngoài da.
Việc sử dụng kháng sinh cũng khác nhau trên các đối tượng khác nhau như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú v.v… Ngoài ra trên những bệnh nhân có bệnh gan, thận thì còn phải cân nhắc chọn thuốc sao cho tránh gây độc thêm cho gan và thận.
Để đưa ra một loại thuốc kháng sinh đúng chỉ định, một bác sĩ học kháng sinh mất thời gian rất lâu, chưa kể bác sĩ khám bệnh phải rất có kinh nghiệm phát hiện mức độ bệnh nặng nhẹ, vi khuẩn nào gây bệnh mới kê đơn kháng sinh. Tóm lại, dù là bác sĩ nhưng để kê đơn thuốc không dễ chút nào.

Sử dụng kháng sinh kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng

Kháng sinh được xem là nhóm thuốc ngoài tác dụng chữa bệnh còn có thể gây hại, chỉ có điều hại ít hay nhiều.
 
Các nước đã luật hoá kháng sinh để người dân thực hiện tốt việc sử dụng kháng sinh đúng cách nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tổn hại tới gan, thận và đặc biệt sử dụng kháng sinh lâu dài gây nên hiện tượng kháng kháng sinh.
Vấn đề tự ý tăng/ giảm liều lượng, tự ý cắt thuốc, tất cả cái đó bác sĩ gọi là không tuân thủ điều trị nên đại bộ phận bệnh không khỏi, có khỏi cũng chỉ do mình tự đánh giá, khỏi không hoàn toàn.
Bệnh chỉ khỏi về lâm sàng, khỏi về triệu chứng, hết ho, hết sốt nhưng không khỏi về vi khuẩn, trong cơ thể vẫn có vi khuẩn sống sót, vì còn sống sót nên bệnh tái phát có thể 1 – 2 ngày sau, 1 tuần hoặc 2 – 3 tháng sau đó. Và những vi khuẩn này sẽ trở nên đề kháng với kháng sinh, sau này sử dụng kháng sinh đó sẽ không còn tác dụng nữa.
Kháng kháng sinh cũng thường xảy ra ở rất nhiều trường hợp mà các bậc phụ huynh khi đưa con đến bệnh viện trước đó họ đều đã dùng các loại kháng sinh. Một kiểu phổ biến hiện nay mà đa số các mẹ áp dụng cho con đó là lần trước đi khám bác sĩ cho kháng sinh A, lần sau cho B. Đến lượt con ốm lần này, các mẹ sẽ đưa ra đơn thuốc rồi tự đánh giá triệu chứng sốt như thế nào, ho ra sao và áp dụng thuốc nào.
Các trường hợp này đều có “kịch bản” na ná nhau, đó là thấy con sốt, ho, sổ mũi, bố mẹ thay vì đưa con đến viện thì tự ý mua kháng sinh về cho con uống. Những lần ốm trước, họ đều tự điều trị cho con bằng cách đó, nhưng lần này uống thuốc mãi không đỡ.
Theo lời gợi ý của người bán thuốc, họ cũng đổi qua vài loại kháng sinh “tốt hơn, thế hệ cao hơn”, đồng thời cũng đắt tiền hơn. Chỉ đến khi con sốt cao, mệt lả mới đưa đến bệnh viện, làm kháng sinh đồ có cháu mới 7 – 8 tuổi đã kháng với tất cả các loại kháng sinh.
Với những ca này các bác sĩ đều rất vất vả để giành giật sự sống cho trẻ từ tay thần chết. Các bác sĩ phải thay đổi phác đồ điều trị, dùng kết hợp kháng sinh thế hệ cao hơn, liều cao hơn và chi phí đắt đỏ, tốn kém nhưng cũng có lúc trở tay không kịp, vì đã mất đi “thời gian vàng” để trị bệnh. Bác sĩ đành bất lực nhìn bệnh nhân ra đi mà không cứu được.
..
Nguồn:  http://exson.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét