Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

HƯỚNG DẪN TẬP PHCN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ TẠO HÌNH DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

BẢNG HƯỚNG DẪN TẬP PHCN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ
TẠO HÌNH DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

Phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối đã có sự phát triển tương đối mạnh mẽ và về mặt kỹ thuật phẫu thuật đã đạt được những tiến bộ nhất định có thể coi như hoàn hảo với các sai sót và sơ xuất do kỹ thuật ở mức độ tối thiểu. Tuy nhiên, sự thành công chung của việc điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối không chỉ có phẫu thuật mà đòi hỏi việc tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật rất quan trọng và đôi khi, đây chính là yếu tố để thấy được sự khác biệt trong điều trị. Lý tưởng nhất là bệnh nhân được điều trị phục hồi chức năng tại 1 cơ sở chuyên khoa phục hồi chức năng có kinh nghiệm về phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng, điều này có thể giúp cho bệnh nhân rút ngắn được thời gian điều trị của các giai đoạn và có thể sớm trở lại với vận động thể thao yêu thích của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này. Với kinh nghiệm đã thực hiện phẫu thuật cũng như trực tiếp hướng dẫn phục hồi chức năng cho nhiều bệnh nhân, trên cơ sở tham khảo các phác đồ tập luyện khác nhau, chúng tôi xây dựng nên 1 phác đồ tập luyện với các động tác tập luyện tương đối đơn giản giúp cho bệnh nhân có thể tự tập luyện tại nhà để đạt được những sự phục hồi nhất định nhanh nhất để trở lại với sinh hoạt bình thường.
1.HƯỚNG DẪN CHUNG
ü Thời gian cần để hình thành các mạch máu nuôi mảnh ghép là khoảng 8 tuần
ü Không cần thiết phải dùng máy tập
ü Bản hướng dẫn này dành cho bệnh nhân mổ tạo hình dây chằng chéo trước bằng Hamstring có hoặc không có cắt sụn chêm kèm theo.
ü Thời gian đeo nẹp hoặc dùng nạng tùy theo yêu cầu điều trị
ü Thời gian phục hồi chức năng sau mổ có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng

2. CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA BỆNH NHÂN
Trừ khi có yêu cầu đặc biệt khác trong quá trình phục hồi chức năng, còn lại bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như hướng dẫn dưới đây:
ü Tắm( dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn) không cần đeo nẹp : sau khi cắt chỉ
ü Ngủ: luôn luôn đeo nẹp trong vòng ít nhất 1 tuần
ü Đi lại: luôn đeo nẹp. Sử dụng nạng, nẹp khi đi lại trong vòng 6 tuần nếu có thay đổi về dáng đi.
ü Có thể đi lại tỳ chân 1 phần ngay sau mổ
3.CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN
Gồm 4 giai đoạn:
ü Giai đoạn 1: 0-6 tuầnkhám lại: 1 lần/ 1 tuần
ü Giai đoạn 2: 7-9 tuầnkhám lại: 1 lần/ 2 tuần
ü Giai đoạn 3: 2-6 thángkhám lại: 1 lần/ 3 tuần
ü Giai đoạn 4: 6-9 thángkhám lại: 1 lần/ 4 tuần
4. CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN
4.1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 6 tuần
4.1.4. Mục tiêu cần đạt được :
ü Bảo vệ mảnh ghép được cố định tốt. Giảm thiểu ảnh hưởng của sự bất động
ü Kiểm soát tình trạng viêm
ü Duỗi gối phải tối đa
ü Hướng dẫn bệnh nhân về quy trình tập luyện
4.1.2. Nẹp gối
ü 0-2 tuần: luôn đeo nẹp kể cả khi đi lại và khi ngủ
ü 2-6 tuần: có thể bỏ ra khi đi ngủ
4.1.3. Việc tỳ chân khi đi lại
Tỳ chân có thể thực hiện một phần hoặc hoàn toàn với 2 nạng ở mức độ bệnh nhân chấp nhận được bắt đầu từ tuần thứ 3 sau phẫu thuật.
4.1.4. Chương trình tập luyện
ü Tập dạng khép háng, trong nẹp, trên giường( hình 1)
ü Tập gấp háng trong nẹp( hình 1)
ü Tập lên gân cơ cẳng chân, gấp duỗi cổ chân( hình 2)
ü Day bánh chè( hình 5)
ü Tập gấp gối thụ động( có người đỡ) đến 90 độ
ü Tập gấp duỗi cổ chân( hình 4)
4.2. Giai đoạn 2: từ tuần 7 đến tuần 9
Tiêu chuẩn để tập giai đoạn 2 là:
ü Cơ tứ đầu tốt, khỏe. Có thể gấp háng khi nằm mà không mất duỗi gối
ü Gấp gối đến 90 độ
ü Duỗi gối tối đa
ü Không có biểu hiện của viêm: không có tràn dịch khớp gối, không đau, không sưng nề
4.2.1. Mục tiêu
ü Phục hồi dáng đi bình thường
ü Duy trì việc duỗi gối tối đa, đặc biệt là duỗi háng
ü Bảo vệ mảnh ghép
ü Bắt đầu tập các động tác mang tính chất liên hoàn
4.2.2. Đeo nẹp và tỳ chân
ü Bỏ nẹp nếu bệnh nhân có thể gấp háng mà không mất duỗi gối
ü Bệnh nhân phải loại bỏ ngay kiểu đi giảm đau, nếu cần có thể dùng một nạng hoặc batoong tới khi dáng đi bình thường
4.2.3.Chương trình tập luyện
ü Tập xuống tấn đến 45 độ, 2 tay vịn tường, giữ trong 30 giây sau đó đứng thẳng, có thể tập mang thêm tạ nhẹ khi đã thành thạo động tác( hình 7), ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt
ü Tập kiễng mũi chân, ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt, khi thuần thục có thể tập thêm với tạ nhẹ( hình 8)
ü Tập duỗi chân có lực cản( bệnh nhân gấp gối, từ từ duỗi ra có lực cản của người hướng dẫn tập hoặc tập với tạ nhẹ), ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt ( hình 6)
4.3. Giai đoạn 3: từ 10 tuần đến 6 tháng
4.3.1.Mục tiêu:
ü Biên độ vận động gối bình thường
ü Tăng cường sức mạnh của các khối cơ để chuẩn bị cho các hoạt động chức năng
ü Tránh các động tác ảnh hưởng đến mảnh ghép
ü Bảo vệ khớp bánh chè lồi cầu
4.3.2. Chương trình tập luyện
ü Tiếp tục các bài tập mềm dẻo: đi xe đạp
ü Tập leo cầu thang, tránh duỗi gối quá mức
ü Tập sức mạnh các khối cơ: ngồi xổm trên 1 chân, xuống tấn thấp, có mang thêm tạ nhẹ
ü Tập bơi
4.4. Giai đoạn 4: Từ 6 đến 9 tháng
4.4.1. Tiêu chuẩn để tiến hành tập giai đoạn 4:
ü Biên độ gấp duỗi gối bình thường, không đau
ü Không có dấu hiệu bất thường của khớp bánh chè lồi cầu
ü Cơ lực và trương lực cơ bằng khoảng 70% bên đối diện
4.4.2. Mục tiêu
Tăng cường sức mạnh cơ, tập các bài tập để trở lại các hoạt động chức năng
4.4.3.Chương trình tập luyện
ü Tiếp tục các bài tập mềm dẻo và tăng cường sức mạnh
ü Tập các bài hỗ trợ tùy theo mục tiêu cụ thể của bệnh nhân( chơi bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, …)
ü Tập các bài chức năng mà không bị hạn chế:
§Đi bộ
§Chạy tiến, lùi: tốc độ bằng 1/2 -> 3/4 -> bình thường như trước chấn thương
ü Bắt đầu tập các bài tập kỹ năng của môn thể thao
4.5. Giai đoạn 5: bắt đầu sau 9 tháng
4.5.1. Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn 5:
ü Không bất thường về phần mềm hoặc khớp bánh chè lồi cầu
ü Biên độ vận động khớp bình thường, sức mạnh cơ bình thường để trở lại một cách an toàn đối với các hoạt động thể thao
4.5.2. Mục tiêu:
ü Bệnh nhân trở lại với hoạt động thể thao một cách an toàn
ü Duy trì sức mạnh, độ bền của cơ bắp, chi thể
ü Giải thích bệnh nhân nắm được nguy cơ và các động tác cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến dây chằng
4.5.3. Nẹp gối
ü Bệnh nhân sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm sau phẫu thuật.

Hình 1: Tập khớp háng (gấp duỗi dạng khép, có nẹp trợ đỡ gối)
Hình 2: Tập gồng cơ đùi và cẳng chân( gồng cơ để ép gối xuống sát mặt giường, giữ trong 5-10 giây rồi thả lỏng)

 
Hình 3: Tập gấp gối trên giường( bệnh nhân từ từ co gối, bàn chân di chuyển trên mặt giường nhưng luôn tiếp xúc với mặt giường)

Hình 4: Tập gấp duỗi cổ chân


Hình 5: Tập day bánh chè
Hình 6: Tập duỗi chân có lực cản( với tạ )

 Hình 7: Tập xuống tấn đến 45o, hai tay bám tường, giữ trong 30' sau đó đứng thẳng. Có thể thêm tạ nhẹ khi đã thuần thục động tác.

 Hình 8: Tập kiễng chân, trong nẹp, khi thuần thục có thể mang thêm tạ nhẹ


Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662

1 nhận xét: