Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013
BONG GÂN CỔ CHÂN
BONG
GÂN CỔ CHÂN
NHỮNG
ĐIỀU CẦN VÀ KHÔNG NÊN LÀM
Chấn thương vùng cổ chân rất hay gặp trong thể thao cũng như trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, thường gặp nhất là tình trạng cổ chân bị lật sang bên hay còn gọi là ”lật sơ-mi”, khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân. Khi mới bị chấn thương nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng, ngược lại sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như rất khó khăn để chữa dứt điểm về sau này.
BONG GÂN TRUNG BÌNH (ĐỘ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau
nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da.
Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khỏang 4-8 tuần.
BONG GÂN NẶNG (ĐỘ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có
thể kéo dài tới 12 tuần.
Xử
trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.
Các cách điều trị không nên làm
:
- Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm
- Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm
- Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da
- Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành
- Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn
- Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm
- Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm
- Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da
- Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành
- Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn
Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao.
Contact with us :
Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662
Tập vật lý trị liệu bong gân cổ chân
TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Bài tập 1 : kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần
Bài tập 2 : đứng chống tay sát tường, kéo dãn chân, 10 lần, 3 lần ngày
Bài tập 3 : tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần
Add: P.B - K.Chấn Thương Chỉnh Hình -BVT Đắk Lắk
Hotline: 0500.3500.115
Mobile : 0902.37.47.47 - 0905.149.777
Fax : +845003890662
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013
Trật khớp quanh xương bán nguyệt cổ tay
TRẬT KHỚP QUANH XƯƠNG BÁN NGUYỆT CỔ TAY
Trật khớp quanh xương bán nguyệt cổ tay là dạng trật khớp thường gặp ở vùng cổ tay. Cơ chế thường do té chống tay, cổ tay duỗi. Bệnh nhân thường đến trễ nên điều trị rất khó khăn và cho kết quả thấp.
Cơ chế gián tiếp: Chiếm đa số.
· Thường do té chống tay, cổ tay duỗi quá mức và nghiêng trụ. Khi đó các dây chằng mặt lòng bị căng quá mức và bề mặt khớp ở lưng cổ tay chịu lực xé (shear stress). Tùy vào tư thế cổ tay lúc đó (nghiêng trụ hoặc nghiêng quay hoặc trung tính) mà chỉ tổn thương đơn thuần dây chằng hoặc xương (đa số kết hợp với gãy xương thuyền), hoặc phối hợp cả 2.
· Ngoài ra, các cơ chế khác hiếm gặp hơn như cổ tay gập lòng trong tai nạn xe môtô, chấn thương xoắn vặn trong thể thao.
Cơ chế trực tiếp: Ít gặp hơn.
Lực chấn thương tác động trực tiếp lên các xương cổ tay. Ví dụ điển hình của cơ chế trực tiếp là cổ tay bị kẹt trong máy vắt hoặc máy ép. Khi đó mặt lõm của cổ tay bất ngờ bị va đập mạnh gây trật theo trục cổ tay (axial pattern of dislocation).
Phân loại trật khớp quanh xương bán nguyệt:
A. Dựa vào vị trí các xương cổ tay bị trật, gồm 3 loại:
1. Trật khớp quanh nguyệt ra sau. Thường gặp nhất.
2. Trật khớp quanh nguyệt ra trước.
3. Bán trật và trật đơn thuần xương thuyền.
B. Dựa vào vị trí các dây chằng bị tổn thương:
(1) (2) (3) (4) (5)
1. Trật khớp quanh nguyệt do tổn thương dây chằng đơn thuần.
2. Gãy xương thuyền và trật khớp quanh nguyệt.
3. Trật khớp thuyền ra trước.
4. Trật theo trục dọc cổ tay.
5. Trật khớp quay-cổ tay.
Giải phẫu bệnh:
Kinh điển gồm trật cổ tay ra sau xương bán nguyệt và trật xương bán nguyệt ra trước.
Trật cổ tay ra sau bán nguyệt được chia làm 3 týp, ảnh hưởng đến tình trạng của 2 phanh trước và sau xương nguyệt. Phân loại này nhấn mạnh đến tình trạng máu nuôi xương nguyệt.
· Týp I: Hai phanh còn nguyên, xương nguyệt giữ vị trí bình thường so với xương quay, không có tổn thương mạch máu nuôi xương nguyệt. Tương ứng với trật cổ tay ra sau bán nguyệt kinh điển.
· Týp II: Phanh phía sau bị đứt, xương nguyệt có thể xoay theo 2 trục ngang và dọc. Tương ứng với trật bán nguyệt ra trước kinh điển.
· Týp III: Hai phanh bị đứt. Xương bán nguyệt hoàn toàn tự do và sẽ bị hoại tử, hiếm gặp.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân chỉ đau âm ỉ hoặc mờ nhạt, dễ lầm lẫn với bong gân nhẹ. Khám kỹ sẽ thấy:
1. Sưng, đau vùng cổ tay.
2. Cổ tay biến dạng dày lên, dấu hiệu lưng nĩa thấp hơn so với gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau-Colles.
3. Hạn chế cử động các ngón tay.
4. Tê ngón tay cái, trỏ, giữa, áp út.
5. Sờ mặt trước cổ tay đau và đôi khi nhận biết được xương bán nguyệt trật.
6. Khoảng 1/3 trường hợp không phát hiện.
X – quang cổ tay:
Dùng để chẩn đoán, chỉ cần chụp 2 tư thế kinh điển:
X quang thẳng:
Cổ tay bình thường:
Trật khớp quanh nguyệt: Khoảng thuyền-nguyệt lớn hơn bình thường (mũi tên đen). Xương nguyệt có hình tam giác chồng lên xương cả. Các vòng cung cổ tay không còn đều đặn liên tục (hình dưới).
· Bình thường vẽ được 3 vòng cung đều đặn ở cổ tay. Bất cứ sự mất liên tục nào ở 3 vòng cung này ® mất vững vùng cổ tay.
· Khoảng giữa xương thuyền và xương nguyệt bình thường £ 2mm. bất thường ³ 3mm: dấu Terry Thomas (+)
· Trong trật khớp quanh nguyệt, xương nguyệt từ dạng tứ giác (bình thường) biến thành dạng tam giác với đỉnh quay xuống dưới và chồng lên xương cả (hình con vụ).
· Đôi khi xương cả di chuyển lên trên và nằm vào khoảng giữa xương thuyền và xương nguyệt.
X quang nghiêng:
Bình thường: Trục của xương quay-nguyệt-cả gần như trùng nhau, xương cả nằm sát mặt khớp dưới xương bán nguyệt, xương bàn, quay, nguyệt, cả gần như nằm dọc trên cùng 1 đường thẳng.
Phim nghiêng bình thường
Phim nghiêng trật khớp quanh nguyệt
Bất thường có thể thấy:
· Thấy rõ xương nguyệt bị đẩy ra trước.
· Góc thuyền-nguyệt thay đổi (bình thường = 300 đến 600).
· Góc cả-nguyệt thay đổi (bình thường = 00 đến 150).
· Xương cả nằm sát đầu dưới xương quay.
(A): Xương nguyệt và xương thuyền xoay bất thường về mặt lòng cổ tay. Biến dạng kiểu VISI (Volar Interalated Segment Instability).
(B): Cổ tay bình thường: Trục nguyệt-cả gần như trùng nhau, góc thuyền-nguyệt = 450 (bình thường: 300-600).
(C): Xương nguyệt xoay bất thường về mặt lưng cổ tay, góc thuyền-nguyệt > 600. Biến dạng kiểu DISI (Dorsal Interalated Segment Instability).
Chú ý: Tìm các tổn thương phối hợp như gãy xương thuyền và các xương khác:
Điều trị trật khớp quanh nguyệt:
1. Tổn thương mới:
a. Trật khớp quanh nguyệt ra sau đơn thuần: Nắn, kéo cổ tay duỗi và ngữa. Sau nắn cho bất động và chụp x-quang kiểm tra. Cổ tay được giữ ở tư thế gập nhẹ trong 15 ngày, sau đó chuyển sang tư thế chức năng trong 3 tuần.
b. Mổ nếu nắn thất bại: Có thể dùng đường mổ mặt lưng kinh điển hay đường mổ mặt lòng để giải ép thần kinh giữa hoặc phối hợp cả 2. Xuyên kim tạm thời thuyền-nguyệt và khâu dây chằng.
2. Tổn thương cũ: (3 tuần đến 3 tháng)
Phải mổ nắn vì không thể nắn kín được. Nếu có hư khớp hoặc hoại tử xương thì cần hàn khớp hoặc lấy bỏ hàng trên xương cổ tay.
Biến chứng:
Sau 3 tuần: Trật khớp dính chặt, khó nắn.
Hội chứng ống cổ tay.
Nguy cơ hoại tử xương nguyệt do tổn thương phanh trước và sau.
Kết luận:
Trật khớp quanh xương bán nguyệt là loại trật khớp thường gặp ở cổ tay sau té chống tay, cổ tay duỗi. Cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để đảm bảo chức năng cổ tay. Nhưng thực tế, tổn thương này dễ bị bỏ sót và bệnh nhân thường đến trễ chi đau mơ hồ, đau ít.